E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.


Join the forum, it's quick and easy

E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.

E-learning

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Nước Văn Lang - Âu Lạc

    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    Nước Văn Lang - Âu Lạc Empty Nước Văn Lang - Âu Lạc

    Bài gửi by happyboy1992 11/1/2008, 7:19 pm

    Trên cơ sở văn hoá Đông Sơn, các quốc gia đầu tiên ở Việt Nam –
    quốc gia Văn Lang và Âu Lạc đã hình thành. Đây cũng là thời kỳ hình
    thành và phát triển nền văn minh đầu tiên – văn minh sông Hồng, mở ra
    một thời đại lịch sử mới, thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.


    1. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế


    Trải qua nhiều thế kỉ lao động, do kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển, công cụ bằng đồng
    thau ngày càng nhiều. Vào thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỉ I
    trước Công nguyên, công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và
    con người còn biết rèn sắt. Nhờ vậy, cư dân bấy giờ đã khai phá vùng
    đất châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả thành những cánh đồng màu mỡ,
    có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của
    trâu bò.

    Công cụ sản xuất trong nông nghiệp có lưỡi cày, lưỡi cuốc,
    thuổng, rìu, mai, lưỡi liềm, dao bằng đồng và một số công cụ bằng sắt
    khác như lưỡi cuốc, mai, thuổng.

    Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi,
    đánh cá và làm các nghề thủ công nghiệp. Nghề làm đồ và đúc đồng rất
    phát triển. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ
    công nghiệp đã hình thành.

    Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kỹ thuật luyện kim tuyệt vời
    của cư dân văn hoá Đông Sơn là trống đồng và thạp đồng. Các nhà khảo cổ
    học đã tìm thấy các khuôn đúc đồng, nồi nấu đồng, lò luyện sắt xốp
    trong một số di tích như Làng Cả (Việt Trì, Phú Thọ), Làng Vạc (Nghệ
    An), Vinh Quang (Hà Tây), Đồng Mõm (Nghệ An)…

    Câu hỏi:
    - Em hãy phân tích ý nghĩa của việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng trong lao động của cư dân Đông Sơn
    - Theo em, việc phát hiện được các khuôn đúc đồng, nồi nấu đồng nói lên điều gì?

    2. Những chuyển biến xã hội

    Sự phát triển kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến xã hội. Từ
    thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá giữa giàu và nghèo.
    Trải qua nhiều thế kỉ tồn tại và phát triển, đến thời Đồng Sơn, sự phân
    hoá xã hội trở nên phổ biến hơn. Điều này được phản ánh qua những hiện
    vật chôn theo trong các khu mộ táng.

    Trong 12 ngôi mộ ở Lũng Hoà (Phú Thọ) thời Phùng Nguyên có: 2
    mộ chỉ có 2 hiện vật, 2 mộ có tới 20 và 24 hiện vật, số còn lại có từ 3
    đến 13 hiện vật. Trong 115 ngôi mộ ở Triệu Dương (Thanh
    Hoá) thời Đông Sơn có: 2 mộ không có hiện vật, 53 mộ chỉ có đồ gốm, 20
    mộ có từ 5 đến 30 hiện vật đồng, 4 mộ có trên 20 hiện vật đồng, cá biệt
    có 1 mộ có tới 36 hiện vật đồng.

    3. Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

    Mặc dù sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc, nhưng do yêu cầu của
    công cuộc chống ngoại xâm cùng với yêu cầu bảo vệ nền kinh tế nông
    nghiệp trồng lúa nước trước nạn lũ lụt thường xuyên đe doạ, đã đẩy mạnh
    quá trình hình thành nhà nước. Quốc gia Văn Lang ra đời (vào khoảng thế
    kỉ VII trước Công nguyên)

    Tổ chức nhà nước Văn Lang còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu
    đất nước là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước
    được chia làm 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các làng
    do Bồ chính cai quản (1).

    Sử cũ viết: Hùng Vương đặt quan chức: “Tướng văn gọi là Lạc hầu; tướng võ gọi là Lạc tướng; hữu tư (2)
    gọi là Bồ chính; con trai của vua gọi là Quan Lang, con gái của vua gọi
    là Mị Nương. Đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ đạo”. (Theo Đại Việt sử kí toàn thư)

    Cuối thế kỉ III trước Công nguyên, nhà Tần đem quân đánh xuống
    Văn Lang. Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dài từ năm 214 đến năm 208
    trước Công nguyên. Nhân dân Lạc Việt của nước Văn Lang và nhân dân Âu
    Việt (hay Tây Âu, sống ở phía Bắc nước Văn Lang) đã đứng lên chiến đấu
    chống quân xâm lược Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán. Năm 208 trước
    Công nguyên, cuộc chiến đấu kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng là An
    Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

    (1) Về nơi đóng đô của nước Văn Lang, có nhiều sách viết khác nhau: Văn Lang, Phong Châu, Bạch Hạc
    (2) Hữu tư: viên chức hành chính cấp dưới

    Bộ máy nhà nước Âu Lạc không có thay đổi lớn so với thời Văn
    Lang. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý đất nước được chặt chẽ hơn, lãnh
    thổ Âu Lạc được mở rộng hơn trên cơ sở sáp nhập Văn Lang và Âu Việt.
    Kinh đô Cổ Loa được xây dựng kiên cố, có quân đông, vũ khí tốt.

    Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc, có ba tầng lớp là vua quan quý tộc, dân tự do và nô tì.

    Câu hỏi: - Hãy so sánh nhà nước Âu Lạc với nhà nước Văn Lang.

    4. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

    - Đời sống vật chất

    Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân Văn Lang – Âu Lạc
    là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có các loại củ như khoai,
    sắn. Thức ăn bấy giờ đã khá phong phú, gồm các loại rau củ, các sản
    phẩm của nghề đánh cá, chăn nuôi, săn bắn như cá, tôm, gà, lợn…

    Trong lao động và sinh hoạt, nam thường đóng khố, cởi trần; nữ
    mặc váy, áo. Vào các ngày lễ hội, cư dân Việt cổ đã biết mặc đẹp hơn.
    Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại như nồi, bát, chậu… bằng gốm và
    đồng thau. Nhà ở của họ là những nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

    - Đời sống tinh thần

    Cư dân Việt cổ có tục nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Cả
    nam, nữ đều thích đeo đồ trang sức làm bằng đá, đồng thau, vỏ các loài
    nhuyễn thể.

    Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
    sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục
    phồn thực với những nghi lễ cầu mùa, mong mưa thuận gió hoà, giống nòi
    phát triển. Nét đặc sắc của cư dân Việt cổ là tục thờ cúng, sùng kính
    những người có công với làng nước. Tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội khá
    phổ biến, nhất là hội mùa.

    Sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đã mở ra thời đại dựng
    nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc, hình thành nền văn minh Việt Nam
    đầu tiên – văn minh sông Hồng.

    Câu hỏi: - Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
    - Những phong tục tập quán nào còn được nhân dân ta lưu giữ cho đến ngày nay?

    1. Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
    2. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc
    3. Em hãy nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc.
    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    Nước Văn Lang - Âu Lạc Empty Bài đọc thêm

    Bài gửi by happyboy1992 11/1/2008, 7:23 pm

    Nhìn một cách tổng quát, nền kinh tế thời Hùng Vương đã trải qua những
    bước phát triển lớn lao. Từ nền kinh tế mang dáng dấp nguyên thuỷ với
    công cụ bằng đá còn phổ biến ở giai đoạn đầu, đã phát triển thành một
    nền kinh tế đa dạng, phong phú với những công cụ bằng đồng
    thau, bằng sắt, lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm cơ sở. Bản thân nền
    nông nghiệp trồng lúa nước cũng chuyển biến mạnh mẽ từ nông nghiệp dùng
    cuốc lên nông nghiệp dùng cày và lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của
    gia súc. Cùng với quá trình phát triển kinh tế đó, là quá trình con
    người từ vùng đồi núi, vùng trung du và vùng cao của đồng bằng tràn
    xuống khai phá và chiếm lĩnh vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng,
    sông Mã, sông Cả, làm thay đổi cảnh quan địa lí vùng châu thổ và tạo ra
    một cục diện mới của cuộc sống văn minh nông nghiệp.

      Hôm nay: 29/3/2024, 5:20 am