E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.


Join the forum, it's quick and easy

E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.

E-learning

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Nếu một bên đổi mới, một bên cứng nhắc...

    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    Nếu một bên đổi mới, một bên cứng nhắc... Empty Nếu một bên đổi mới, một bên cứng nhắc...

    Bài gửi by happyboy1992 8/11/2008, 11:03 am

    TT - Chúng ta luôn nói nhiều về việc đổi mới phương pháp giảng dạy như tránh đọc cho học sinh chép, học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức dựa trên hướng dẫn của giáo viên, dùng nhiều đồ dùng dạy học, dạy giáo án điện tử... Nhưng thực tế thì sao?

    Chúng ta hãy nhìn sách giáo khoa của tất cả môn ở các cấp học. Những nhà biên soạn sách giáo khoa có thấy quyển sách các em đang học quá nhiều kiến thức bắt các em phải hiểu và biết trong một thời gian ngắn hay không? Có biết vì những kiến thức đó mà giáo viên đôi khi phải “chạy” cho kịp chương trình, dạy cho hết tiết, hết bài dù biết học sinh chưa hiểu cũng không thể dừng lại quá lâu để giảng kỹ hay mở rộng, đào sâu kiến thức cho các em vì thời gian có hạn, không đảm bảo thời gian sẽ bị “cháy” giáo án, đồng nghĩa với bị phê bình.

    Giáo viên lên lớp một tiết có 45 phút, vừa kiểm tra bài cũ vừa ổn định học sinh để dạy bài mới, kiểm tra học sinh ghi chép bài ra sao..., chưa kể phải dạy theo đúng phân phối chương trình: hết tiết hết bài, không được cắt xén chương trình... Nếu như vậy giáo viên có tâm huyết và dạy giỏi cách mấy cũng có lúc bó tay không thể đổi mới phương pháp giảng dạy theo đúng tinh thần của nó trong tất cả tiết dạy của mình trong một năm học. Và tâm lý đối phó với chương trình sách giáo khoa, đối phó với nhà quản lý giáo dục (ban giám hiệu), thậm chí đối phó cả với các em học sinh... sẽ xảy ra dù giáo viên không hề muốn.

    Chúng ta đều hiểu khi đổi mới bất kỳ việc gì cũng vấp phải những khó khăn. Học sinh có em theo kịp, có em theo không kịp cách chủ động tiếp thu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên là đương nhiên, giáo viên phải chấp nhận và phải có những điều chỉnh kịp thời để làm sao tất cả học sinh theo kịp phương pháp học mới. Nhưng khi đó, giáo viên lại vấp phải tâm lý đánh giá của đồng nghiệp dự giờ, ví dụ: lớp đó ồn quá, giáo viên không ghi bảng chi tiết bài, dạy không đúng phân phối chương trình, dạy “cháy” giáo án hay đồ dùng dạy học nhỏ quá, mờ quá ngồi cuối lớp không thấy rõ… Và sau đó là bị ban giám hiệu đánh giá. Chúng ta quá chú ý đến nguyên tắc đánh giá tiết học tốt mà ít chú ý đến tâm lý và hứng thú học tập của học sinh.

    Tất cả những điều nêu ra đây để thấy rằng muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, theo tôi, đầu tiên chúng ta phải đổi mới tư duy. Từ tư duy của người soạn sách giáo khoa đến tư duy thầy cô giáo, tư duy người dự giờ, tư duy nhà quản lý giáo dục và cả tư duy trong việc đánh giá năng lực học sinh cũng phải đổi mới. Vì nếu một bên hô hào đổi mới, một bên cứng nhắc trong đánh giá, một bên luôn có tâm lý đối phó với phương pháp dạy mới, phương pháp học mới... thì guồng máy giáo dục không thể vận hành suôn sẻ, đồng bộ.

    NGUYỄN THỊ THIÊN NGA
    (giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, Q.3, TP.HCM)

      Hôm nay: 27/4/2024, 6:00 am