E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.


Join the forum, it's quick and easy

E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.

E-learning

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Lịch sử Phong trào Hướng Ðạo Việt Nam

    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    good Lịch sử Phong trào Hướng Ðạo Việt Nam

    Bài gửi by happyboy1992 8/4/2009, 5:05 pm

    Lịch sử Phong trào Hướng Ðạo Việt Nam

    1930-2000:


    Một quảng đường dài, suốt theo đó lịch sử của phong trào Hướng Ðạo Việt Nam gắn liền với lịch sử đất nước. Năm 1930, khi mà Trưởng Trần Văn Khắc lập một thiếu đoàn Hướng Ðạo đầu tiên tại Hà Nội, đến ngày nay hoa Bách Hợp của HÐVN nở rộ khắp bốn phương trời, từ châu Úc sang châu Âu và châu Mỹ. Ít có một đoàn thể nào có thể tự hào có một quá khứ hoạt động liên tục dài như vậy.

    Hướng Ðạo Việt Nam, tuy chỉ là một phong trào thuần túy giáo dục thanh thiếu niên, cũng bị lôi cuốn vào những biến động lịch sử của đất nước. Năm 1975 Hội Hướng Ðạo Việt Nam tạm ngưng hoạt động. Một số Hướng Ðạo Sinh Việt Nam đi định cư các nước, bắt đầu xây dựng lại phong trào Hướng Ðạo Việt Nam tại hải ngoại.

    1930-1946:

    Hướng đạo là một phong trào giáo dục công dân, nung đúc ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước, tinh thần dấn thân, Hướng Ðạo Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập đã thu hút nhiều thanh niên mang hoài bảo phục vụ cho xã hội và cho tổ quốc. Tuy rằng sau này vì sự lựa chọn của mỗi người nên con đường đi có khác nhau.

    Cuộc đời của hai người được xem là những người sáng lập ra phong trào HÐVN là những trường hợp tiêu biểu cho những lựa chọn đối nghịch. Trưởng Trần Văn Khắc lập đoàn hướng đạo đầu tiên tại Hà Nội năm 1930, tiếp theo sau, Trưởng Hoàng Ðạo Thúy lập ra Ấu đoàn đầu tiên; rồi thêm những đoàn mới xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng... khởi đầu cho phong trào HÐVN. Ít lâu sau Ông Trần Văn Khắc vào sống tại Sài Gòn lập ra Hội Hướng Ðạo Nam Kỳ, trong khi đó Ông Hoàng Ðạo Thúy vẫn giữ nhiệm vụ Tổng Ủy viên của Hội Hướng Ðạo Bắc Kỳ.

    Trong thời gian kháng chiến, Ông Hoàng Ðạo Thúy lựa chọn phục vụ trong hàng ngũ Việt Minh, làm giám đốc Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, mang quân hàm đại tá trong quân đội Nhân Dân Việt Nam.

    Năm 1975, Ông Trần Văn Khắc từ miền Nam di tản sang Canada. Ông góp một phần đắc lực trong việc xây dựng một phong trào HÐVN tại hải ngoại. (Ông Hoàng Ðạo Thúy và Trần Văn Khắc đều mất vào năm 1990, cách nhau vài tháng, một người tại Hà Nội, một người tại Ottawa).

    Những năm đầu sôi nổi của phong trào hướng đạo tại miền Bắc. Tuy số hướng đạo sinh không nhiều, nhưng có phải ngẫu nhiên không mà tráng đoàn Lam Sơn tại Hà Nội trong những năm 1930 qui tụ rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam. Tráng đoàn Lam Sơn trở thành một tráng đoàn huyền thoại trong lịch sử HÐVN. Chỉ trong vòng 15 năm đầu tiên 1930-1945, phong trào hướng đạo đã thu hút một số không nhỏ những nhà trí thức đương thời, những nhân vật như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm... Rõ ràng là lý tưởng hướng đạo có một sức lôi cuốn mãnh liệt đối với những thanh niên thao thức vì thời cuộc, nóng lòng vì đất nước.

    Vào những năm 1930, nền đại học tại Việt Nam còn phôi thai, số trí thức rất hiếm hoi, vậy mà Tráng đoàn Lam Sơn đã qui tụ được những người như bác sĩ Tôn Thất Tùng, sau này là giáo sư y khoa lỗi lạc nhất tại Hà Nội và bác sĩ Phạm Biểu Tâm, là thạc sĩ y khoa, Khoa trưởng Trường Ðại học Y khoa tại Sài Gòn.


    Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh giành được chính quyền. Ngày 2 tháng 9 năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba đình Hà Nội. Trong chính phủ lâm thời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ít nhất 3 hướng đạo sinh : Nguyễn Hữu Ðang, Bộ trưởng Văn hóa Giáo dục, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Y tế, Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng. Ngoài ra, Bác sĩ Trần Duy Hưng, một tráng sinh Lam Sơn, được bổ nhiệm Thị trưởng Hà Nội.

    Năm 1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lập chính phủ liên hiệp, thêm một trưởng hướng đạo khác tham gia chính quyền là Luật sư Trần Văn Tuyên, giữ chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao.

    Ông Nguyễn Hữu Ðang, tráng sinh Lam Sơn và bộ trưởng Văn hóa giáo dục trong chính phủ Hồ Chí Minh đầu tiên, đã bị bắt giữ vào năm 1956 trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, bị xử biệt giam 15 năm tù, sau đó thêm 25 năm quản thúc tại nguyên quán. Có lẽ ông là người lãnh bản án nặng nhất vì bị xem là một trong những người chủ xướng trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm đòi hỏi tự do cho văn nghệ sĩ miền Bắc.

    Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một tráng sinh hoạt động ở miền Nam, cùng thời với Trưởng Trần Văn Khắc. Ông đã mất trong chiến khu.

    Ông Tạ Quang Bửu, cựu Tổng Ủy viên Hội Hướng Ðạo Trung Kỳ, là người thay mặt chính quyền Việt Minh ký tên vào hiệp định Geneva năm 1954. Sau đó, ông giữ chức bộ trưởng Bộ Ðại học trong chính quyền Hà Nội. Ðầu thập niên 80, ông xin từ chức, về Huế hưu dưỡng rồi tạ thế ở đó.

    Luật sư Trần Văn Tuyên tham gia chính phủ liên hiệp năm 1946. Năm 1948, ông ủng hộ giải pháp Bảo Ðại, và làm tổng trưởng Thông tin trong chính phủ quốc gia đầu tiên ở Sài Gòn. Sau đó, ông tiếp tục hoạt động trong chính trường miền Nam. Năm 1965 làm Phó Thủ tướng chính quyền miền Nam, sau đó làm đại sứ tại Anh quốc. Năm 1975 ông bị bắt, đưa vào trại cải tạo. Ông mất trong trại giam.

    Từ cuối năm 1946, khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ Hướng Ðạo Việt Nam không có hoạt động gì đáng kể .

    1946-1955 :

    Trong cuộc chiến, gia đình Hướng Ðạo Việt Nam, cũng như phần lớn các gia đình Việt Nam phân tán kẻ bên này, người bên kia. Một số không nhỏ trưởng và tráng sinh HÐVN, nghe theo lòng yêu nước thôi thúc, thấy rằng gia nhập cuộc kháng chiến dưới cờ mặt trận Việt Minh là con đường duy nhất để cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

    Trong khi gần như toàn thể Bộ Tổng Ủy viên hội HÐVN thành lập năm 1946 đi theo Trưởng Hoàng Ðạo Thúy vào mật khu, một số trưởng và hướng đạo sinh ở các vùng thành thị bắt đầu khôi phục phong trào hướng đạo kể từ năm 1950. Bên cạnh các trưởng và tráng sinh đã có mặt trong phong trào hướng đạo từ lúc đầu, xuất hiện thêm một số khuôn mặt lớn gia nhập vào khoảng cuối thập niên 1930 : Mai Liệu, Phan Như Ngân, Cung Giũ Nguyên, Trần Ðiền... và một số trưởng kế tiếp trong thập niên 1950 : Trần Văn Thao, Trần Trung Ru, Lê Trường Thọ, Ðoàn Văn Thiệp, Nguyễn Trung Thoại, Nghiêm Văn Thạch...

    Dù muốn dù không, phong trào Hướng Ðạo Việt Nam có những liên hệ mật thiết với những diễn biến của một thời kỳ hết sức sôi động của lịch sử đất nước. Một trong những thí dụ tiêu biểu: trong những năm đầu thành lập phong trào hướng đạo, khi lý tưởng hướng đạo có một sức quyến rũ rất mạnh đối với những người thao thức trước vận mạng đất nước, bài hát của một tráng sinh Lam Sơn, Lưu Hữu Phước: "Nâng cao lá cờ Hướng Ðạo nhuộm oai hùng..." trở thành hành khúc chính thức của Hướng Ðạo Việt Nam. Sau đó, chính phủ quốc gia của cựu hoàng Bảo Ðại chọn bài Tiếng gọi thanh niên cũng của Lưu Hữu Phước làm bài quốc ca cho chính thể quốc gia; rồi sau này, trong thập niên 1960, cũng chính Lưu Hữu Phước sáng tác bài hát chính thức của Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chỉ một người là tác giả của ba bài hát thật đặc biệt...

    Thêm một trớ trêu khác của lịch sử: Tại Geneva năm 1954, ngay sau khi quân đội Pháp thất trận tại Ðiện Biên Phủ, khởi đầu cuộc hội nghị nhằm tiến tới một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tại Việt Nam. Một nhân vật quan trọng trong phái đoàn Việt Minh là Tạ Quang Bữu, Thứ trưởng Quốc phòng, cũng là cựu Tổng Ủy viên Hướng Ðạo. Bên phía đối nghịch, trong phái đoàn Việt Nam quốc gia, hai trưởng hướng đạo khác: Trần Văn Tuyên và Cung Giũ Nguyên. Và ở giữa hai phe, Trưởng Võ Thành Minh cắm lều, thổi sáo bên bờ hồ Leman để phản khán kế hoạch phân chia đất nước. Ông đã được báo chí trong và ngoài nước đặt tên là "người thổi sáo bên bờ hồ Leman". Các Trưởng Trần Văn Tuyên và Cung Giũ Nguyên đã ra tận lều thăm Trưởng Võ Thành Minh trong tình anh em hướng đạo.

    Hiệp định Geneva được ký kết. Ðất nước bị phân chia. Trụ sở Hội Hướng Ðạo Việt Nam chuyển từ Hà Nội vào Huế rồi Sài Gòn.

    1955-1975 :

    Trên phần đất phía Nam, phong trào HÐVN có cơ hội thật sự bước vào giai đoạn phát triển và trưởng thành. Trại trường quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của Trại trưởng Cung Giũ Nguyên, nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 55-75. Hội Hướng Ðạo Việt Nam được công nhận là hội viên Tổ chức Hướng Ðạo Thế Giới vào năm 1957 và chính thức gia nhập cộng đồng thế giới của phong trào hướng đạo. Hướng Ðạo Việt Nam tham gia vào việc thành lập Vùng Châu Á - Thái Bình Dương và được vinh dự trở thành hội viên sáng lập Vùng lớn nhất của Tổ chức thế giới. Trại họp bạn "Phục Hưng" năm 1959 tại Lâm Viên Quốc Gia đánh dấu giai đoạn hưng khởi này của phong trào.


    Hai trại họp bạn toàn quốc cuối cùng phải được tổ chức trong vùng phụ cận Sài Gòn, vì tình hình an ninh: chiến cuộc mỗi ngày lan rộng và tiến gần hơn đến thủ đô miền Nam. Trong không khí ngột ngạt của chiến tranh, các đơn vị HÐVN cố gắng thích ứng với hoàn cảnh và tiếp tục phát triển từ Quảng Trị đến Cà Mau. Một tinh thần hướng đạo sắt son được rèn luyện trong suốt hai thập niên khói lửa.

    Cuối cùng, mùa xuân 1975, chấm dứt một cuộc chiến tranh gần 30 năm. Một số đông anh chị em HÐVN theo làn sóng di tản, ra nước ngoài xây dựng một cuộc sống mới. Trong khi đó tại Việt Nam tạm ngưng hoạt động.
    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    good Re: Lịch sử Phong trào Hướng Ðạo Việt Nam

    Bài gửi by happyboy1992 8/4/2009, 5:12 pm

    Phong Trào Hướng Đạo là Phong Trào giáo dục Thanh Thiếu Niên có phạm vi trên toàn thế giới.Phong Trào Hướng Đạo ở Việt Nam đã từng hoạt động rất mạnh từ trước Giải phóng,nhưng từ sau khi Đất nước lập lại Hoà Bình thì Phong traò ko còn được hoạt động tự do như trước (vì một số lý do tế nhị).Nhưng những ai đã từng là hướng Đạo Sinh chắc hẳn rằng luôn nuôi trong mình hy vọng khôi phục phong trào.

    1. Chữ “đạo” trong “hướng đạo” có nghĩa là “con đường, cách thức, phương pháp”; trẻ vào hướng đạo (HĐ) là đến với phong trào giáo dục - góp thêm cho việc giáo dục học đường và gia đình. HĐ là một phong trào giáo dục được xã hội hoá, HĐ không phải là một tôn giáo;

    2. Mục đích của phong trào HĐ là góp phần đưa thanh thiếu niên vào hoạt động của người công dân tốt - theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước;

    3. Phương pháp giáo dục của phong trào HĐ có 3 đặc điểm: giáo dục qua trò chơi (nhất là chơi cắm trại trong thiên nhiên), giáo dục qua nhóm tự quản (phương pháp hàng đội tự trị), giáo dục qua việc hướng dẫn cho cá nhân tự rèn luyện;

    4. Phong trào HĐ do Baden Powell (người Anh) lập ra từ năm 1907; hướng đạo sinh (HĐS) gọi ông là BP (Bi Pi);

    5. Trước khi thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp (1917), Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc - là một trong những người Việt Nam đầu tiên ở vương quốc Anh đã gia nhập phong trào HĐ tại đây (1915);

    6. Hướng đạo đến Việt Nam bằng nhiều cách (kiều bào, du học sinh, du khách, công chức Pháp, sách báo,...). Một trong các đơn vị HĐ đầu tiên (do người Việt Nam thành lập) là Thiếu đoàn Vạn kiếp do cụ Hoàng Đạo Thuý - Hổ sứt - lập năm 1930 .Tên của cụ được đặt cho một đường ở thủ đô Hà Nội (dài 1.100 m; rộng 40 m từ trường Nhân Chính đến đường Trần Duy Hưng - cũng là Tráng sinh HĐ), một đường Hoàng Đạo Thuý ở thành phố Hồ Chí Minh (từ quốc lộ IA vào quận 8).
    Trong giai đoạn khai phá có sự đóng góp lớn lao của các HĐS Trần Duy Hưng, Trần Văn Khắc, Tạ Quang Bửu, Võ Thanh Minh,...

    7. Ngày 07. 02. 1946, Ông Hoàng Minh Giám - Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí quyết định công nhận Quy trình hoạt động của Hội Hướng đạo Việt Nam với thời gian vô hạn. Người đại diện Hội lúc bấy giờ là Tạ Quang Bửu - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhà khoa học lỗi lạc, người Việt Nam đầu tiên nhận Bằng Rừng của Trại huấn luyện huynh trưởng HĐ thế giới (Giwell - Anh Quốc);

    8. Ngày 31. 5. 46 (trước khi đi Pháp), Cụ Hồ gửi thư đến Hội HĐVN nhận lời làm Hội trưởng danh dự (Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 4 trang 245);

    9. Ngày 07. 05. 1957, Hướng đạo thế giới ra quyết định công nhận Hội HĐVN;

    10. Năm 1981, Tổ chức UNESCO trao tặng giải thưởng “Giáo dục vì hoà bình” đầu tiên trên thế giới cho phong trào HĐ;

    11. Năm 1982, Tổ chức Schmidein tặng giải thưởng cho phong trào HĐTG về thành tích “Đóng góp vào việc phát triển nhân cách”;

    12. Năm 1983, Tổ chức International Kiwanis trao cho phong trào HĐTG giải thưởng về “Giáo dục thanh thiếu nhi”;

    13. HĐS có châm ngôn “SẮP SẴN” (nhắc HĐS sự chủ động chuẩn bị để sống giúp ích) đồng nghĩa với khẩu hiệu “sẵn sàng” của Đội viên TNTP;

    14. HĐS có Lời hứa danh dự: “Cố gắng hết sức trung thành với quốc gia và làm tròn bổn phận đối với tín ngưỡng tâm linh, giúp ích mọi người, tuân theo Luật HĐ”.

    15. HĐS có 10 điều Luật:

    (1) Trọng danh dự

    (2) Trung thành với quốc gia, hiếu thảo với cha mẹ và tín nghĩa với người cộng sự;

    (3) Giúp ích mọi người bất cứ lúc nào;

    (4) Là bạn tốt, coi HĐS khác như anh em;

    (5) Lễ độ và liêm khiết;

    (6) Thương yêu sinh vật;

    (7) Vâng lời cha mẹ và huynh trưởng;

    (8) Gặp khó khăn vẫn vui tươi;

    (9) Tiết kiệm tài sản của người và của mình;

    (10) Giữ trong sạch ý nghĩ, lời nói, việc làm.

    16. Người mới sinh hoạt HĐ gọi là tân sinh; qua thử thách trong sinh hoạt HĐ, tân sinh được làm Lễ tuyên hứa và trở thành HĐS;

    17. HĐS có các Ngành ấu sinh, thiếu sinh, tráng sinh; Liên đoàn HĐ có Ấu đoàn, thiếu đoàn, tráng đoàn;

    18. Tráng đoàn giúp HĐS trở thành huynh trưởng hoặc Huấn luyện viên HĐ; tráng sinh (TS) qua rèn luyện từ trại thiên nhiên và có năng lực giúp ích sẽ được đặt tên rừng (tên một loài thú - trừ con khỉ) - TrS tự hào là một người rừng vui vẻ;

    19. Các TS có tên rừng tiếp tục rèn luyện, chứng tỏ năng lực giúp ích cho gia đình và xã hội; nếu Liên đoàn trưởng và Tráng trưởng đồng ý sẽ được làm lễ Lên đường (Rover Scout - RS).
    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    good Re: Lịch sử Phong trào Hướng Ðạo Việt Nam

    Bài gửi by happyboy1992 8/4/2009, 5:14 pm

    1930 Trưởng Trần Văn Khắc thành lập đoàn Lê Lợi, đơn vị Hướng Ðạo đầu tiên, tại Hà Nội
    6-1932 Ðoàn Lê Văn Duyệt được thành lập tại Saigon
    1933 Tổng Cục Hướng Ðạo Nam Kỳ thành hình và xuất bản tập chí Hướng Ðạo
    1935 Thành lập hội Hướng Ðạo Trung Kỳ.

    Trước đó nhiều đơn vị được thành lập tại Vinh và Huế

    1935 Trại họp bạn toàn quốc đầu tiên 'Huynh Ðệ' tại Saigon với 500 trại sinh
    1936 Trại huấn luyện trưởng đầu tiên tại Ðà Lạt
    1937 Thành lập Liên Hội HÐ Ðông Dương
    1938 Trại trường Bạch Mã khai giảng khóa Thiếu và khóa Tráng
    1940 Trại họp bạn Rừng Sát tại Bắc Ninh (Bắc Việt)
    1941 Họp bạn Ðông Dương (Bắc, Trung, Nam, Ai Lao va Cao Miên) tại Huế
    1942 Trại họp bạn Quảng Tế tại Bắc Việt
    8-1944 Trại họp bạn Tráng sinh tại Qua Châu & Bảy Miếu
    1945 Vì tình trạng chiến tranh và phân hóa, nhiều đơn vị tan rã, sinh hoạt của hội HÐVN bị ngưng trệ
    1947 HÐVN tham dự Họp Bạn Thế Giới lần thứ 6 tại Moisson (Pháp)
    1950 Nỗ lực hồi sinh Hội HÐVN tại Hà Nội
    1954 Trụ sở của Hội HDVN được đổi vào Saigon sau hiệp định Genève
    1955 Trại Dự Bị Tráng tại Tùng Nguyên (Dalat)
    8-1956 Trại trường Hồi Nguyên (Bảo Lộc) khai giảng các khóa Dự Bị Ấu, Thiếu và Tráng
    4-1957 Hội Nữ HÐVN được thành lập
    1957 Hội HÐVN đư®c nhận làm hội viên chính thức của Tổ chức HÐTG
    1958 Trại trường Tùng Nguyên (Ðà Lạt) khai giảng khóa BR Tráng đầu tiên
    1959 HÐVN tham dự Họp Bạn Thế Giới lần thứ 10 tại Makiling (Philippines)
    12-1959 Trại họp bạn quốc gia 'Phục Hưng' tại Trảng Bom với 2500 trại sinh
    1966 Hội Nữ HÐVN được nhận làm hội viên chính thức của Tổ chức Nữ HÐTG
    1969 Họp bạn Tráng sinh tại (Ðà Lạt)
    1970 Trại họp bạn quốc gia tại Suối Tiên (Thủ Ðức) kỷ niệm 40 năm HÐVN
    1971 HÐVN tham dự Họp Ban Thế Giới lần thứ 13 tại Nhật bản
    1974 Trại họp bạn quốc gia 'Tự Lực' tại Tam Bình Gia Ðịnh
    5-1975 Do sự thay đổi chế độ chính trị, HÐVN bị ngưng hoạt động

    Sponsored content


    good Re: Lịch sử Phong trào Hướng Ðạo Việt Nam

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 29/3/2024, 2:51 am