E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.


Join the forum, it's quick and easy

E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.

E-learning

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Hướng Đạo ???

    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    hehe Hướng Đạo ???

    Bài gửi by happyboy1992 18/2/2011, 7:39 am

    Hướng Đạo Sinh Là Ai ?


    Bạn có nghe nói tới Hướng Đạo Sinh chưa?

    Hướng là hướng dẫn, dẫn đường, Đạo là con đường, lối đi. Hướng Đạo Sinh
    là người dẫn đường. Họ không liên quan gì đến tôn giáo hay chính trị, mà
    là những người yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên, có những hoạt động
    giúp ích cho xã hội và đôi khi cũng có thể là những người dẫn đường cho
    bạn.

    Trong quân đội, người “Hướng Đạo” là những quân nhân ưu tú, có óc thông
    minh và lòng dũng cảm được đặc biệt tuyển chọn để đi tiên phong, thám
    sát tình hình quân địch rồi về báo cáo cho chỉ huy.

    Nhưng cũng có những người “Hướng Đạo” trong thời bình nữa. Họ không nhất
    thiết phải là quân nhân. Họ là những người có đủ khả năng để đi tiên
    phong và hướng dẫn người khác. Họ là những người mở đường, những nhà
    thám hiểm, khai phá đất dai mới; họ là các nhà bác học và các nhà vạn
    vật học băng rừng vượt núi để tìm tòi và khám phá bí mật của thiên
    nhiên, của địa cầu.

    Trước hết họ phải biết cách sống tại nơi rừng sâu núi thẳm; biết tự tìm
    lấy đường đi ở bất cứ nơi nào, trong rừng rậm hay giữa biển khơi; tìm
    hiểu được ý nghĩa bất cứ một dấu vết nào, dù thật nhỏ, và biết tự săn
    sóc sức khỏe của mình và mọi người.
    Họ phải cường tráng và đầy nghị lực để sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc
    hay để giúp người khác. Họ biết tự chủ và không quản ngại hy sinh tánh
    mạng để cứu trợ tha nhân, để phụng sự Tổ Quốc và thực hiện lí tưởng của
    mình. Họ khắc phục được tính vị kỷ, không đài các, không ham danh lợi và
    luôn nghĩ đến bổn phận : làm tròn sứ mạng cao cả mà họ đang lãnh nhận.
    Tất cả những việc họ làm không phải để mưu cầu lợi ích cho bản thân,
    nhưng để thi hành bổn phận của một công dân đối với quốc gia dân tộc,
    đối với tiền bối và với chính lương tâm mình.

    Đây mới thực sự là những người xứng đáng, những người “Hướng Đạo”.



    Hướng Đạo Dạy Những Gì ?

    Hướng Đạo dạy chúng tôi rất nhiều điều, biết hòa mình sống với thiên
    nhiên khắc nghiệt, biết làm mọi việc vì người khác, biết cách xoay sở
    trong lúc hoạn nạn khó khăn, cho mình và cho người, quan trọng nhất là
    tập sống tự lập. Những thứ bạn bắt buộc phải biết khi đến với phong
    trào: gút dây, mores, semaphore, mật thư, cách dựng lều trại, các bài ca
    sinh hoạt, … và rất nhiều thứ khác nữa mà chỉ khi tham gia bạn mới cảm
    nhận được.



    Để Trở Thành Một Hướng Đạo Sinh

    Nếu thật sự thích bạn nên tìm đến một thiếu đoàn hoạt động gần nơi bạn ở xin gia nhập.
    Nếu đoàn còn chỗ Đoàn Trưởng sẽ nhận bạn và cho bạn vào một đội nào đó
    cùng chỉ dẫn các điều cần thiết về thể lệ nhập Hội. Trong phong trào
    Hướng Đạo. Chúng ta gọi đội là một nhóm khoảng 7, 8 Hướng Đạo sinh, đồng
    tuổi đồng lứa, do một anh đội trưởng điều khiển và anh phó trợ giúp. 2,
    3 đội họp lại thành đoàn.

    Khi mới gia nhập, bạn chỉ là một đoàn sinh mới, một thiếu sinh chưa quen
    với đời sống hướng đạo, hẳn còn bỡ ngỡ như một người xa lạ đướng trước
    ngã ba đường. Bạn được tham dự các buổi họp đội và đoàn và lẽ dĩ nhiên
    bạn phải đi tập họp cho đều. Nhờ vậy mà bạn quen dần với mọi người và
    nhất là với nếp sống đặc biệt của phong trào Hướng Đạo.
    Bạn sẽ học lối chào riêng biệt của Hướng Đạo cũng như tiếng kêu riêng
    của đội bạn. Mỗi đội đều mang tên một con vật tượng trương cho đức tính
    hay châm ngôn mà đội muốn đạt được. Mỗi đội sinh đều phải biết tiếng kêu
    của con vật tượng trưng cho đội mình để có thể thông báo hay liên lạc
    với anh em khác trong đội, nhất là trong những lúc đi ẩn núp hay hoạt
    động trong đêm tối. Không một ai ngoài đội được sử dụng tiếng kêu của
    đội khác. Đây là vấn đề thành tín mà thành tín là tinh hoa của Luật
    Hướng Đạo vậy.

    Như vậy bạn sẽ có thể là một đội sinh đội Báo, Hổ, Nai, Sơn Ca, Đại
    Bàng,… nhưng bạn sẽ không bao giờ là đội sinh đội Khỉ. Nếu bạn đã từng
    là một Sói con chắc ban sẽ hiểu tại sao.

    Một đàn Khỉ không bao giờ có kỉ luật, hay lộn xộn vô ích và luôn luôn
    thay đổi ý kiến; do đó đội sinh đội Khỉ sẽ chẳng bao giờ đoạt được một
    chuyên hiệu cũng như không thể thắng nổi ai trong các cuộc chơi.

    Nhờ tham gia hoạt động đều đặn trong đoàn, chẳng bao lâu Trưởng và các
    đồng đội đã có thể nhận thấy rằng bạn là người bạn tốt, một người đã cố
    gắng và cương quyết muốn trở thành Hướng Đạo sinh.

    Đoàn Trưởng sẽ cho phép bạn đeo khăn quàng của đoàn. Bạn sửa soạn để
    thành một Hướng Đạo sinh và sẽ được phép tuyên hứa Hướng Đạo.

    * Chỉ sau khi tuyên hứa thì Huớng đạo sinh đó mới trở thành thành viên chính thức của phong trào Hướng Đạo.



    LỜI HỨA HƯỚNG ĐẠO

    Để chính thức thành Hướng Đạo Sinh thiếu sinh sẽ tuyên hứa dưới đây trước mặt cả Đoàn.
    “Tôi xin lấy danh dự mà hứa rằng:
    1-Trung thành với Tổ Quấc,
    2-Giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào,
    3-Tuân theo luật Hướng Đạo”


    LUẬT HƯỚNG ĐẠO

    1. Hướng đạo sinh trọng danh dự, ai cũng có thể tin được lời nói của hướng đạo sinh.
    2. Hướng đạo sinh trung thành với tổ quấc, cha mẹ, với người cộng sự.
    3. Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người.
    4. Hướng đạo sinh là bạn khắp mọi người, coi các hướng đạo sinh khác như anh em ruột thịt.
    5. Hướng đạo sinh lễ độ và liêm khiết.
    6. Hướng đạo sinh thương yêu các sinh vật.
    7. Hướng đạo sinh vâng lời cha mẹ, huynh trưởng mà không biện bác.
    8. Hướng đạo sinh gặp khó khăn vẫn vui tươi.
    9. Hướng đạo sinh tiết kiệm của mình và của người.
    10. Hướng đạo sinh trong sạch từ tư tưởng, lời nói đến việc làm.



    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh029

    Huy hiệu chính thức của Hướng Đạo là hoa Bách Hợp, chỉ hướng Bắc trên
    mặt la-bàn của tàu đi biển, còn có tên gọi là Hoa Huệ. Ý muốn nói đó
    luôn là kim chỉ phương hương giúp tất cả mọi người luôn đi đúng con
    đường và không bao giờ bị lạc giữa Đại Dương bao la rộng lớn. Huy hiệu
    hoa của Hướng Đạo Việt Nam cũng giống như huy hiệu hoa của Hướng Đạo Thế
    Giới.

    Ý nghĩa là Hướng Đạo Sinh biết tìm đường chính mà đi và có thể hướng dẫn được kẻ khác.
    -Ba cánh hoa nhắc nhở ba Lời Hứa Hướng Đạo.
    -Bên dưới có băng, hai đầu nhọn uống cong lên, tượng trưng nụ cười của Hướng đạo.
    -Dưới băng có mắc sợi dây, thắt gút (nút) nhắc nhở Hướng Đạo Sinh mỗi ngày làm một việc thiện.



    ***Lưu ý: Bài này chỉ dành riêng cho post tài
    liệu thôi, các bạn muốn phản ánh ý kiến thì xin mời qua bài dành riểng,
    đừng post ở đây, thân mời.***


    VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO

    Huân tước Baden Powell được xem là người thành lập Hướng Đạo, là Ông Tổ
    của Hướng Đạo Sinh trên toàn thế giới. Ông sinh ngày 22/2/1857, là một
    vị tướng lỗi lạc trong quân đội Anh, Hướng Đạo Sinh (HĐS) thường gọi
    thân mật ông là "BP", đọc là Bi Pi. Trở về từ Xi-xin, nơi có những chàng
    thiếu niên trẻ tuổi dũng cảm, ông đau lòng trước hiện tượng thanh thiếu
    niên Anh sống dễ dãi, lệ thuộc, lười biếng, ươn hèn, ỷ lại và không đủ
    nghị lực đối mặt với khổ cực. Để rèn luyện nên những con người đủ nghị
    lực, tâm trí và sức khoẻ để phục vụ đất nước, năm 1907, ông đã tổ chức
    trại hướng đạo đầu tiên tại đảo Brownsea nước Anh. Khai sinh ra phong
    trào sinh hoạt thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu và đã có những dấu
    ấn riêng cho đến ngày nay. Suốt ngần ấy năm, phong trào hướng đạo đã đạt
    được những thành tựu rất to lớn. Trải qua bao biến cố của lịch sử, tự
    thích ứng và mang nét riêng của những quốc gia nó đi qua, hướng đạo đã
    khẳng được vị trí số 1 của nó và ngày càng mạnh mẽ. Là cái nôi của những
    kỹ năng sinh hoạt thanh thiếu niên: morse, semaphore, mật thư, nút
    dây... là nơi cất giữ và phong phú thêm nguồn tư liệu dồi dào giúp con
    người có thể thích ứng và đối mặt với những khó khăn, thử thách trong
    cuộc sống.



    VỀ PHÔNG TRÀO HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM:

    Trong những năm 1927-1930, do sáng kiến của một số giáo sĩ người Pháp
    quan tâm đến những vấn đề giáo dục thanh thiếu niên ngoài gia đình và
    học đường, dựa vào nguyên lý và mục đích của phong trào Hướng đạo Thế
    giới, các đoàn Hướng đạo Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở miền Bắc, hầu hết
    đều trực thuộc Hội Hướng đạo Pháp (Scouts de France – Eclaireurs de
    France), và phần lớn là những học sinh người Pháp và những con em Việt
    nam giàu sang.

    Thực sự thì mãi đến tháng 9 năm 1930, phong trào Hướng đạo mới quảng bá
    rộng rãi tại Việt nam qua các nhà thể dục thể thao như Trần Văn Khắc, Tạ
    Văn Rục… đứng ra tổ chức một nhóm với tên gọi là “Đồng Tử Quân” (từ này
    mượn của Trung quốc). Với sự gây dựng của các trưởng đi tiên phong, và
    sự giúp đỡ của Hướng đạo Pháp, Hướng đạo Việt nam đã tổ chức được 3
    ngành: Ấu, Thiếu và Tráng. Đáng kể nhất là Tráng đoàn Lam Sơn, một trong
    những Tráng đoàn cột trụ của phong trào HĐVN tại miền Bắc (hoạt động
    mãi cho đến năm 1945) do trưởng Hoàng Đạo Thúy hướng dẫn, tác giả cuốn
    “Hướng Đạo Đoàn”, “Đội Của Tôi” với bút hiệu Ba-Tô.

    Năm 1936, hơn 60 trưởng toàn quấc đã được huấn luyện bởi trưởng André
    Léfèré (Tổng Ủy viên Hướng đạo Tự Do Pháp lúc bấy giờ) tại trại trường
    Đà Lạt. Hoàng đế Bảo-Đại và Vương quấc Cao-Miên Monivong cũng đã giúp đỡ
    tài chính để thành lập một trại trường thứ hai ở núi Bạch Mã, cách Huế
    khoãng 40 cây số về hướng Nam.
    Cuối năm 1937, trưởng Raymond Schlemmer (Ủy viên Hội Hướng đạo Công Giáo
    Pháp) được Liên Hội Hướng đạo Pháp cử sang Việt nam, Lào và Cao-Miên dể
    tổ chức thống nhất 3 quốc gia này thành Liên Hội Hướng đạo Đông Dương
    (Federation Indochinoise des Associations de Scoutisme, gọi tắt là
    FIAS). Nội san chính thức của Liên Hội là tờ “Chef” (“Huynh trưởng”)
    viết bằng tiếng Pháp.

    Phong trào được phát triển mạnh ở các nơi, mặc dầu Thế Chiến thứ II có
    phần ảnh hưởng, số lượng đoàn sinh vẫn tăng lên đến 30 ngàn. Trại họp
    bạn 3 ngành được tổ chức thành công ở Rừng Sặt, tỉnh Bắc Ninh (Bắc Việt)
    năm 1940, ở Quảng Tế (Huế, Trung Việt), họp bạn tráng sinh ở đão Qua
    Châu, tỉnh Ninh Bình (Bắc Việt) năm 1942, và Cù Lao Bảy Miếu, Nha Trang
    (Trung Việt) năm 1943.

    Tháng 8 năm 1945, Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã nắm
    chính quyền, Liên Hội HĐ Đông Dương phải giải tán, Hội Hướng đạo Việt
    nam được chính thức thành lập, và nột cuộc họp bạn toàn quấc đã được tổ
    chức tại Hà Nội (khu Dại học xá Bạch Mai) để đánh dấu biến cố trọng đại
    này. Năm 1946, hội nghị Trưởng toàn quốc đã thống nhất phong trào
    Nam-Trung-Bắc, Bộ Tổng Ủy viên Hội được thành lập.

    Tháng 2 năm 1946, chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ dữ dội, phong trào HĐVN
    phải tạm ngưng hoạt động một thời gian cho đến năm 1950, khi Pháp quấc
    thừa nhận nền độc lập của Việt nam và nột Chính phủ Quấc gia Lâm thời
    được thành lập. Ngày 9 tháng 12 năm 1953, Hội HĐVN được tái lập lại, và
    được “Chính phủ Cách mạng” thứ nhận. Trại họp bạn đặc biệt để củng cố
    tinh thần các huynh trưởng và các tráng sinh cũng được tổ chức ở Đà Lạt.

    Tình thế trở nên phức tạp hơn, Hiệp định Genève tháng 7 năm 1954 được ký
    kết, phân chia lãnh thổ Việt nam ra làm hai phần. Miền Bắc trở thành
    một quấc gia Cộng sản, phong trào Hướng đạo đã dần dần tự giải tán và
    không dược phép hoạt động. Trong khi đó, miền Nam tự do đã vẫn tiếp tục
    nẩy mầm, phát triển phong trào qua các trại huấn luyện tại rừng Bảo Lộc
    (tỉnh Lâm Đồng), và sau đó là Tùng Nguyên (Đà Lạt).

    Ngày 7 tháng 5 năm 1957, Hội Hướng đạo Việt nam được chính thức thừa
    nhận là Hội viên của Phong trào Hướng đạo Thế giới. “Ngày Hướng đạo”
    cũng đã được phát động từ 23 tháng 6, một trại họp bạn toàn quấc được tổ
    chức tại Quấc Gia Lâm Viên Trảng Bôm (Biên Hòa) vào cuối năm 1959 mang
    tên “Phục Hưng”. Điểm đáng ghi nhận là, sự góp mặt của HĐVN tại Trại họp
    bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ X tại Mt. Makiling (Phi Luật Tân). Đồng
    phục cũng đã được đổi từ màu nâu cũ sang màu khaki vàng.

    Tháng 12 năm 1965, Hội nghị Trưởng Hướng đạo toàn quấc nhóm họp tại Gia
    Định, và ngành Kha được chính thức thành lập. Năm 1969, họp bạn Tráng
    sinh toàn quấc tại Đà Lạt vào dịp lễ Giáng Sinh.

    Trong suốt thời gian còn lại cho đến năm 1975, Hướng đạo Việt nam đóng
    một vai trò quan trọng trong xã hội, từ việc hướng dẫn giáo dục các em
    nhỏ, cho đến cứu giúp đồng bào nạn nhân chiến cuộc. Hình ảnh người Hướng
    đạo sinh Việt nam đã in sâu vào trong tâm hồn mọi người. Tháng 12 năm
    1970, tại họp bạn toàn quấc HĐVN được tổ chức tại Suối Tiên (Thủ Đức)
    mang tên “Giữ Vững” đánh dấu 40 năm phong trào (đây là một trại họp bạn
    thành công đáng kể nhất). Năm 1971, một phái đoàn HĐVN được tuyển chọn
    từ nhiều đơn vị đã lên đường tham dự Trại Họp bạn HĐTG lần thứ XIII tại
    Asagiri Heights, Nhật Bản. Cuối năm 1974, một trại họp bạn toàn quấc
    khác đã được diễn ra tại Tam Bình (Thủ Đức) mang tên “Tự Lực”.

    Tình thế chính trị của những tháng cuối năm 1974 và đầu năm 1975 đã trở
    nên phức tạp và biến đổi không ngừng, miền Nam bị rơi vào tay Cộng sản,
    Hội HĐVN bị giải tán, trụ sở 18 Bùi Chu tại Sài Gòn bị “tiếp thu”, một
    số huynh trưởng và hướng đạo sinh phải di tản. Ở các trại định cư tạm
    thời, các đơn vị HĐVN được thành lập để tiếp tục sứ mạng của mình. Kể cả
    các trại tỵ nạn cũng đã được thành lập sau đó, như ở Thái Lan, Phi Luật
    Tân, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba..v..v..

    Năm 1976, trưởng Nguyễn Quang Minh đã đứng ra vận động, duy trì, và
    thành lập Văn phòng liên lạc Hướng đạo Việt nam Hải ngoại tại Portland,
    Oregon, và thường xuyên phát hành bản tin mỗi tháng. Năm 1980, nhân kỷ
    niệm 50 năm ngày thành lập phong trào, một trại họp bạn HĐVN cũng đã
    được tổ chức tại Scouters’ Mountain (Portland, OR). Do sự sinh sống và
    định cư rãi rác của các trưởng và hướng đạo sinh Việt nam ở khắp các nơi
    trên thế giới, các đơn vị và tổ chức HĐVN đã được thành lập tại các
    quấc gia bản địa như: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Gia Nã Đại, Úc, Đức, Hòa Lan,
    Ý, Na Uy, Bỉ…v..v…mà số lượng đoàn sinh mỗi ngày một tăng. Điển hình là
    sự hình thành của Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt nam sau Hội nghị
    Costa Mesa (California) vào mùa hè năm 1983, các trại họp bạn “Thẳng
    Tiến” ở Pháp, Mỹ, Gia Nã Đại, và Úc, các trại đoàn và các khóa huấn
    luyện như Hồi Nguyên, Tùng Nguyên, Bạch Mã…các khóa dự bị Bằng
    Rừng…v..v…
    Phương tiện truyền thông cũng đã được phổ biến rộng rãi, chẳng hạn như
    các tờ: Liên Lạc, Giúp Ích, Bước Đường Đầu, Khai Phá, Phù Sa, Sắp Sẵn,
    Tùng Nguyên, Phụng Sự, Vừng Hồng, Bạch Mã, Nội san Trưởng…v..v…kể cả
    trên hệ thống Internet (World Wide Web) như của các đơn vị: Liên đoàn
    Thăng Long, Kha đoàn Bạch Đằng, Liên đoàn Potomac, Liên đoàn Chi Lăng,
    Toán Huấn luyện Việt nam tại Canada… Song song với sự phát triển phong
    trào Hướng đạo Việt nam tại hải ngoại, ở quê nhà chúng ta mặc dù hiện
    nay vẫn bị cấm đáon, nhưng một số huynh trưởng và hướng đạo sinh vẫn yêu
    mến phong trào và tiếp tục gây dựng trong mọi điều kiện.

    Ngày 31 tháng 5 năm 1993 tại Hà Nội, trưởng Hoàng Đạo Thúy (94 tuổi, một
    trong những người tiên phong trong phong trào HĐVN, từ trần ngáy 14
    tháng 2 năm 1994) và một số trưởng đã cố gắng tổ chức “Ngày Họp Mặt
    Truyền Thống Hướng Đạo Việt Nam” đầu tiên, nhằm tái lập lại phong trào
    Hướng đạo trong nước, nhưng kết quả cũng chẳng mấy gì được sáng sủa! Tuy
    nhiên, buổi họp mặt đầu tiên này đã đánh dấu sau 47 năm đối với anh chị
    em Hướng đạo miền Bắc (phong trào ngưng hoạt động từ năm 1946), và 18
    năm đối với anh chị em Hướng đạo miền Nam (phong trào ngưng hoạt động từ
    năm 1975).

    Cho đến nay, “Ngày Họp Mặt Truyền Thống” này vẫn được duy trì và các đơn
    vị Hướng đạo vẫn tiếp tục sinh hoạt. Nhìn chung, phong trào Hướng đạo
    Việt nam vẫn thẳng tiến không ngừng, nhiều đơn vị được thành lập, và
    nhiều hướng đạo sinh đã trưởng thành trên bước đường thành công của
    mình. Ngày nay, ở khắp nơi trên thế giới, những hướng đạo sinh Việt nam
    vẫn luôn luôn nhớ đến lời căn dặn của Huân tước Baden Powell, vị thủ
    lãnh của phong trào Hướng đạo Thế giới, và tinh thần hướng đạo đối với
    tất cả hướng đạo sinh của các quấc gia mà chúng ta đang sinh sống.



    Tổ Chức Của Phong Trào Hướng Đạo Tại Nha Trang.


    Về cơ bản, HĐS gồm 3 ngành tương ứng với từng độ tuổi:

    1. Ngành Ấu (hay còn gọi là những cô cậu Sói con): Tuổi từ 7 hoặc 8 đến
    11, tham gia những hoạt động vui chơi và làm quen với nếp sống Hướng Đạo
    là chính, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Sói con đeo khăn
    quàng thường là màu vàng, có luật, cách chào và bài hát riêng.

    2. Ngành Thiếu: Tuổi từ 11 đến 18, bắt đầu chính thức tham gia hoạt động
    cơ bản của HĐS. Thiếu sinh đeo khăn quàng thường là màu xanh lá cây,
    tuân theo lời hứa và luật hướng đạo, hát bài hát hướng đạo.

    3. Ngành Tráng: Tuổi tù 18-25, là độ tuổi trưởng thành. Mang trên mình
    hành trang là những kĩ năng HĐ lên đường đi giúp đỡ mọi người, xây dựng
    quê hương đất nước.


    Mãi đến sau này khi họp các tổ HĐS trên toàn TG họ mới thấy đc sự hạn chế về độ tuổi nên
    đâ đồng ý với nhau lập thêm 1 ngành mới đó là ngành Kha.

    4. Ngành Kha: Tuổi từ 15-18, đeo khăn quàng thường là màu đỏ ý chỉ sự
    nhiệt huyết. Những hoạt động của ngành Kha mang tính chuyên nghiệp và
    gian khổ hơn hết.

    Riêng ở NT thì Ngành Kha gộp chung với Ngành Thiếu.
    Vậy nên chỉ có 3 Ngành chính là: Ấu, Thiếu và Tráng.

    [/b]Trang Phục Hướng Đạo

    Hướng Đạo ??? Scoutboy2

    Đồng phục Hướng Đạo không phải là bộ y phục dùng để chưng diện; nhưng bạn sẽ nhận thấy nó rất tiện dụng cho đời sống ngoài trời.
    - chiếc mũ rộng vành để che nắng che mưa.
    - Chiếc khăn quàng gập chéo, đầu nhọn ở chính giữa lưng, được dùng để
    phân biệt đoàn nọ với đoàn kia nhờ nền và viền riêng biệt. vì danh dự
    của đoàn nên khi mang khăn quàng, em phải giữ gìn cho luôn sạch sexvaf
    không nhầu nát. Hai đầu kia được giữ ở trước ngực bằng 1 chiếc khâu
    (vòng hay còn gọi là a-nô) làm bằng kim khí, da, cao su,… tuy vào sự lựa
    của mỗi đoàn. Chiếc khăn quàng ấy có thể được dùng vào rất nhiều việc
    hữu ích như: băng bó, làm cáng, làm thang dây,…
    - Chiếc áo màu ka-ki cụt tay, cổ hở, hai túi có nắp, hai ống tay rộng rãi để khỏi vướng víu và thoáng mát.
    - Ngoài ra 1 Hướng Đạo Sinh còn có thêm 1 khúc cây hay tre, thẳng và
    chắc chắn, dài 1 th 60, dường kính từ 3 đến 4 phân, có thể đánh dấu từng
    10 phân 1 để đo. Chiếc gậy này rất tiện lợi trong nhiêu công việc: làm
    cáng, cầu, cột cờ, dựng lều, đo lường và để chống trả với thú dữ hoạc để
    vượt qua 1 chướng ngại vật. Đồng thời nó cũng là vật nhắc nhở bạn luôn
    sống đúng đắng, đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang và ngay thẳng.

    [b]Cấp Hiệu Hướng Đạo


    Hướng Đạo ??? Anh001
    Hướng Đạo Sinh khi đã tuyên hứa, mang trên túi áo trái 1 huy hiệu bằng vải.

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh004
    Hướng Đạo Sinh hạng nhì, ngoài huy hiệu của 1 tân sinh, còn mang thêm
    trên cánh tay trái, 1 băng vải màu lục có chữ << Sắp Sẵn >>
    màu vàng.

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh008
    Hướng Đạo hạnh nhất mang thêm 1 huy hiệu Hướng Đạo trên cánh tay trái, ở
    chỗ Hướng Đạo Sinh hạnh nhì đeo băng << Sắp Sẵn >>.

    Chỉ khi là Hướng Đạo Sinh hạng nhất bạn mới thật sự là 1 Hướng Đạo Sinh
    hoàn toàn, nghĩa là được xem như đã có đủ khả năng để giúp ích hữu hiệu.

    Ngoaì ra, cũng ở trên cánh tay trái bạn còn thấy 1 vài Hương Đạo đeo
    những huy hiệu hình tròn, có những hình vẽ màu sắc ngộ nghĩnh, đó là các
    chuyên hiệu, nghĩa là huy hiệu chúng nhận rằng người đeo đã có 1 số khả
    năng hay xu hướng về chuyên môn.

    Chỉ khi dã qua bậc Hướng Đạo hạng nhì bạn mới có thể bắt dầu tập luyện để lấy chuyên hiệu nào mà bạn tự xét mình có năng khiếu.

    Hệ thống chuyên hiệu có mục đích khuyến khích Hướng Đạo Sinh tự chọn lấy 1 nghề thích hợp cho tương lai và sở nguyện của mình.



    Huy Hiệu Cấp Bậc:

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh009
    Đội trưởng mang trên túi áo 2 băng vải trắng chạy dọc theo chiều dài của
    túi và ở hai bên Bách Hợp. Anh còn mang thêm trên gậy 1 lá cờ của đội
    nữa.

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh010
    Phó đội trưởng, người phụ giúp việc và thay thế khi Đội trưởng vắng mặt,
    mang trên túi trái 1 băng vải trắng chạy dọc dưới Hoa Bách Hợp.

    Ở những đoàn thành lập lâu năm và đầy đủ hơn, còn có thêm anh Chánh Đội
    trưởng (hay Đ.T.nhất) nữa. anh này mang trên túi áo trái ba băng vải
    trắng.

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh012
    Đoàn trưởng, người giữ trách nhiệm dìu dắt và điều khiển đoàn mang trên
    mũ huy hiệu Hướng Đạo bằng kim khí có túm lông màu lục (hình I). Bên vai
    trái, ở nơi các bạn đeo tua Đội, Đoàn trưởng mang 4 tua màu lục.

    Phó Đoàn trưởng cũng mang 4 tua màu lục, nhưng phía trên có 1 sọc nâu
    chạy ngang. Trên mũ huy hiệu mũ giữa túm lông màu lục còn có 1 sọc nâu.
    (hình II)

    Bầy trửơng (hay Ấu trưởng) mang 4 tua vài màu vàng trên huy hiệu mũ có túm lông vàng.

    Phó Bầy trưởng cũng mang tua vai và túm long màu vàng nhưng có thêm sọc nâu.

    Tráng trưởng mang tua vai mầu đỏ. Huy hiệu mũ có túm lông đỏ. Anh này
    thường mang gậy có chạc hay còn gọi là gậy nạng. Hai chạc tượng trưng
    cho 2 ngả đường: Ác và Thiện. Dụng ý là để luôn nhắc nhở tráng sinh hãy
    cố gắng noi theo con đường Thiện.

    Liên Đoàn trưởng là người có trách nhiệm điều khiển và phối hợp hoạt
    động của 1 Bầy, 1 Thiếu đoàn và 1 Tráng đoàn, hoặc 1 Bầy và 1 Thiếu đoàn
    hoặc 1 Tráng đoàn và 1 Thiếu đoàn.

    Liên Đoàn trưởng thường đeo 4 tua vai màu da cam và trên mũ cũng mang túm lông cùng màu với tua vai.

    Ngoài ra còn 1 số huy hiệu khác nữa trong phong trào Hướng Đạo, sau này bạn sẽ có dịp được biết khi bạn tham gia phong trào.


    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? 1
    Đây là tranh mình vẽ tay nên hơi xấu 1 chút. Nó sẽ giúp các bạn dễ hình
    dung các vị trí quan trọng trên trang phục Hướng Đạo nhằm xác định trình
    độ của 1 Hướng Đạo Sinh. Mình sẽ chú thích theo số các bạn chịu khó tìm
    nhé.

    (1): Huy hiệu hoa Bách Hợp làm bằng kim khí.
    (2): Khăn quàng màu Đoàn.
    (3): Tua đội.
    (4): Chiếc khâu (vòng), còn gọi là a-nô.
    (5): Huy hiệu hoa Bách Hợp bằng vải.
    (6): Băng đội trưởng.
    (7): Đẳng hiệu (cấp hiệu).
    (8): Băng Đoàn.
    (9): Huy hiệu Đạo.
    (10): Băng Hướng Đạo Việt Nam.
    (11): Chuyên hiệu (kĩ năng chuyên môn).
    (12): Áo màu Ka-ki.



    Lối Chào Hướng Đạo


    Hướng Đạo Sinh có những dấu hiệu riêng để nhận biết và chào hỏi nhau.

    Hướng Đạo Sinh chào bằng cách giơ cao bàn tay mặt, 3 ngón giữa thẳng, ngón tay cái đè lên đầu ngón tay út.
    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh032

    3 ngón tay giữa nhắc nhở Hướng Đạo Sinh về 3 điều của Lời Hứa. Ngón tay
    cái đè lên ngón tay út có ý nói với Hướng Đạo Sinh rằng người mạnh có
    bổn phận phải bênh vực, che chở cho người yếu.

    Đây là kiểu chào của các Hướng Đạo Sinh trên thê giới, nhờ vậy dù có ở bất cứ đâu, Hướng Đạo Sinh đều có thể dễ nhận biết nhau.

    Chào để thể hiện thái độ lịch thiệp và lễ độ, ngoài ra còn là 1 cử chỉ than thiện nữa.

    Hướng Đạo Sinh gặp nhau đều chào, dù cho chưa hề quen biết. Và, mặc dù ở
    cấp bậc nào, hễ ai trông thấy người kia trước thì chào và người kia
    cũng chào lại ngay.

    Khi đi theo Đoàn thể và được đặt dưới quyền điều khiển của 1 Trưởng,
    Hướng Đạo Sinh không được phép chào. Anh Trưởng sẽ thay đơn vị để chào,
    còn Hướng Đạo Sinh chỉ cần quay mặt về phía người được kính chào là đủ.


    Khi mặc thường phục hoặc đồng phục Hướng Đạo mà không đội mũ, Hướng Đạo
    Sinh chào bằng cách đưa tay phải lên ngang vai, lòng bàn tay quay về
    phía trước, cùi tay xếp lại, cánh tay đặt dọc theo thân mình.

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh031
    Khi mặc đồng phục Hướng Đạo, có đội mũ Hướng Đạo Sinh chào bằng cách đưa
    tay phải lên vành mũ phía trước, ngang mắt, ngón trỏ sát vành mũ.

    Khi mặc đồng phục Hướng Đạo, có cầm gậy và đứng yên 1 chỗ Hướng Đạo Sinh
    chào bằng cách chuyển gậy sang tay trái để gậy nằm chéo trước mình mà
    không dời mũi gậy đi, tay phải chào như thể chào có đội mũ.

    Trường hợp mặc đồng phục Hướng Đạo, có mang gậy và đang di chuyển, Hướng
    Đạo Sinh cứ giữ nguyên gậy, chỉ quay mặt về phía người mình định chào
    là đủ.

    Nếu hai tay không rảnh (mang đò vật, điểu khiển xe,… ), Hướng Đạo Sinh cũng chỉ cần làm tương tự như trên.

    Khi Hướng Đạo Sinh muốn lưu ý 1 bạn Hướng Đạo Sinh khác, thì dùng điệu nhạc dưới dây để huýt sao:

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh030
    Là la lá la là lá lạ lạ lạ la

    Đó là tiếng huýt sáo quốc tế. Khi nghe thấy điệu nhạc này. Hướng Đạo
    Sinh kia trả lời lại cùng 1 điệu nhạc là có thể biết ngay anh bạn ta là
    Hướng Đạo Sinh đây rồi, đưa tay trái ra bắt và được đáp lại, thế là coi
    nhau như anh em, có thể xả thân vì nhau.

    Hướng Đạo Sinh bắt tay nhau bằng tay trái. Vì tay trái là phía của trái tim, mà trái tim là biểu hiện của sự thân thiện.

    Khi bắt tay ai , nếu gặp 1 lớn tuổi hơn thì nên để họ đưa tay ra trước.

    Và hãy bắt tay cho chững chạc, đừng mềm nhũn và rụt rè, trái với phong độ của 1 Hướng Đạo Sinh.



    Cách Trình Diện

    Khi đến trước Trửơng hoặc bậc đàn anh để hỏi hay trả lời 1 điều gì, bạn
    sẽ chào theo kiểu Hướng Đạo và đứng thế << Sắn >> cho đến
    khi được lệnh nghỉ.
    Khi nói chuyện nên nhìn thẳng người mình đối thoại. Lúc từ biệt, phải chào rồi mới quay đi.
    Có 2 lối trình diện cơ bản:

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh025
    (1) Thế << Sẵn >> (có và không gậy).
    Đứng thẳng người, gót chân cham nhau, 2 bàn chân mở rộng hình chữ V (1
    góc 45 độ), 2 tay buông thõng tụ nhiên (trường hợp không gậy) hoặc tay
    phải khéo nhẹ chiếc gậy cho sát thân mình (trường hợp có gậy), đầu hơi
    ngẩng cao, mắt nhìn thẳng.
    Ở thế này, phải nghiêm không cử khộng và giữ im lặng.

    Hướng Đạo ??? Wol_errorClick this bar to view the full image.
    Hướng Đạo ??? Anh024
    (2) Thế << Nghỉ >> (có và không gậy).
    Khi nghỉ, chân trái dang, tay phải đưa gậy ngả ra, tay trái đặt phía
    sau, ngang thắt lưng. Trường hợp không gậy thì để cả 2 tay ra phia sau.
    Ở thế này, phải im lặng, có thể cử động nhẹ, nhưng phải đứng nguyên 1 chỗ.

    Mục đích làm vậy nhằm tập cho bạn có 1 dáng điệu hiên ngang, quen với tính tự chủ, phản ánh 1 ý chí mạnh mẽ.

    Một người có dáng đi ngay ngắn thường dễ gây được cảm tình hơn 1 người có dáng điệu lấc cấc hay châm chạp như sên.

    Khi đi cũng vậy, Hướng Đạo Sinh luôn giữ tư thế cho tự nhiên và thong
    thr, nhưng không kém phần cường dũng, chân không kéo lê trên hè phố,
    miệng luôn tươi tỉnh, mắt để ý quan sát quanh mình. Nếu có mang gậy thì
    kẹp nơi nách phải, mũi nhọn quay xuống đất và luôn chú ý kẻo để chạm vào
    gót chân người đi trước.
    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    hehe Re: Hướng Đạo ???

    Bài gửi by happyboy1992 18/2/2011, 7:46 am

    Châm ngôn của Hướng Ðạo Việt Nam là " Sắp Sẵn ", thể hiện tư thế sẵn
    sàng của người Hướng Ðạo để giúp ích, đóng góp vào đời sống cộng đồng và
    đối phó với những khó khăn, trở ngại gặp phải.

    HD ko sử dụng các phương pháp hoạt động như các nhóm sinh hoạt khác,
    điểm khácbiệt ở HD đó là: giáo dục bằng hành động, và sử dụng những
    phương pháp hàng đội để giáo dục các em, môi trường sinh hoạt của HD ko
    pải ở trong nhà, cũng ko pải trong trường học mà là ở ngoài thiên nhiên,
    hòa nhập vào với thiên nhiên, học hỏi những cái hay ở thiên nhiên và
    làm cho con người mình khỏe mạnh hơn. ở đây mình xin giới thiệu 2 mục
    này ha!

    GIÁO DỤC BẰNG HÀNH ĐỘNG

    Hướng Ðạo không giáo dục bằng lý thuyết sách vở mà sử dụng những trò
    chơi, những sinh hoạt đáp ứng nhu cầu hoạt động và sở thích tự nhiên của
    tuổi trẻ.

    Mỗi khi muốn đoàn sinh đạt tới một sự tiến bộ hay một hiểu biết chuyên
    môn nào, người Trưởng Hướng Ðạo phải tìm cách lồng những mục tiêu đó vào
    những trò chơi và những sinh hoạt thích hợp.

    Mặt khác, Hướng Ðạo phát triển nơi giới trẻ khuynh hướng tự nhiên muốn
    mình có ích cho người khác, chú trọng phát triển phần tính tốt sẵn có ở
    mỗi đoàn sinh để phần này lần lần lấn át các khuynh hướng xấu.

    Như vậy, sự giáo dục của Hướng Ðạo là sự giáo dục chú ý đến từng em một.
    Hướng Ðạo không phải là một tổ chức lấy số đông làm mẫu mực thành công.
    Do đó, Hướng Ðạo chỉ thâu nhận đoàn sinh trong khả năng của mình, khi
    có đủ Trưởng để hướng dẩn. Mỗi đơn vị Hướng Ðạo chỉ có sĩ số nhất định,
    không thể vượt qua, để người Trưởng có thể hoàn thành chu đáo nhiệm vụ
    của mình.

    PHƯƠNG PHÁP HÀNG ĐỘI

    Hướng Ðạo tạo cơ hội cho các em họp thành từng nhóm để cùng nhau thảo
    luận về một dự án sinh hoạt cho nhóm và phân phối vai trò trong nhóm.

    Hướng Ðạo cho giới trẻ cơ hội sống trong một cộng đồng nhỏ, bằng tầm vóc
    cùa họ. Trong cộng đồng đó, trẻ sẽ tập giữ một vai trò, nhận một số
    trách nhiệm, tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng và học tập tinh thần
    dân chủ trong đời sống cộng đồng.

    Những nhóm được gọi là đàn (Sói), đội (Thiếu)... Nhiều đàn, đội họp
    thành một đơn vị Hướng Ðạo. Những quyết định về sự tổ chức, sinh hoạt và
    tiến triển của đơn vị không phải do người hướng dẩn trưởng thành của
    đơn vị, mà do ý kiến chung của đoàn sinh trong đơn vị.

    Người Trưởng chỉ giữ nhiệm vụ phối hợp, cố vấn, đôn đốc sự thực hiện các
    quyết định của các Hội đồng, trông chừng đừng để sinh hoạt của đơn vị
    đi ra ngoài những mục tiêu căn bản của phong trào, và ngăn bớt sự bồng
    bột của đoàn sinh khi muốn thực hiện những dự án ngoài tầm tay và khả
    năng hiện có của đơn vị.

    ĐỜI SỐNG NGOÀI THIÊN NHIÊN

    Hướng Ðạo cung cấp cho giới trẻ một môi trường tự do và sáng tạo. Do đó,
    phương pháp Hướng Ðạo chú trọng đến các sinh hoạt ngoài trời, là những
    cơ hội tốt để trở về nguồn gốc của sự sống, để tìm tòi, khám phá…

    Sống gần với thiên nhiên, Hướng Ðạo Sinh có thể thỏa mãn tính năng động
    của mình, có thể khám phá một vùng đất, xây dựng khung cảnh sống của
    mình, dựng lên nơi trú ẩn cho mình, tập đương đầu với những khó khăn,
    trở ngại, với mưa nắng, gió …..

    Hướng Ðạo Sinh có cơ hội rèn luyện sức chịu đựng dẻo dai, óc tháo vát,
    khả năng đối phó với mọi hoàn cảnh, nuôi dưỡng lòng quí trọng thiên
    nhiên và các sinh vật. "

      Hôm nay: 19/4/2024, 12:55 pm