E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.


Join the forum, it's quick and easy

E-learning


Chào mừng tới diễn đàn của lớp 12a6 THPT Minh Khai.
Xin mời bạn đăng nhập vào diễn đàn, nếu bạn chưa là thành viên xin ấn đăng ký. Sau khi đã đăng ký bạn sẽ có thêm nhiều quyền hạn trong diễn đàn và có thể đăng bài ngay
Mọi thắc mắc xin liên lạc với Admin.

E-learning

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


    Thủy triều

    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    Thủy triều Empty Thủy triều

    Bài gửi by happyboy1992 14/11/2007, 4:20 pm

    Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông... lên xuống trong ngày. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cuờng độ nuớc dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều cường) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
    Thủy triều 400px-10Thủy triều 397876
    Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình elípsoid. Một đỉnh của elipsoid nằm trực diện với mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi tốc độ góc (tốc độ quay) của Quả Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất: Đó là miền Xích đạo của Trái đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Quả đất tại Xích đạo, là vì: Quả đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái đất, mà là: Hệ Quả Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên Trọng điểm của hệ Trái đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái đất, trên đường nối tâm của chúng. Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.

    Thủy triều cực đại đạt được khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía với Trái Đất - lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức triều lên đạt cực tiểu.

    Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch lực tác động lên các vật thể nằm trong trường hấp dẫn không đều.

    Người xưa, sống bao đời gần sông và biển chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nuớc triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con nguời sống ở thời đó. Họ đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...

    Thủy triều còn đóng góp môt phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.

    Một số nơi trên thế giới cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là con nước thủy triều lên và xuống một lần trong mỗi ngày (24 giờ). Bán nhật triều là con nước lên xuống 2 lần trong một ngày, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo.
    happyboy1992
    happyboy1992
    Người bí ẩn
    Người bí ẩn


    Nam
    Tổng số bài gửi : 711
    Age : 31
    Đến từ : MK
    Nghề : Học sinh
    Trường : Minh Khai
    Registration date : 22/08/2007

    Thủy triều Empty Re: Thủy triều

    Bài gửi by happyboy1992 14/11/2007, 4:32 pm

    Đọc Thêm
    Những điều bí ẩn của mặt trăng ( 2006-10-03 15:26:13 )

    * Send this page to somebody
    * Print this page

    Mặt trăng tác động rất nhiều tới trái đất của chúng ta, từ khí hậu trái đất cho tới “nhịp điệu sinh học” của con người, cũng như động, thực vật.
    Như hiện tượng thủy triều, mỗi lần thủy triều lên, bề mặt biển khơi cao lên hơn 70 cm, nhưng có vùng ven bờ đôi khi thủy triều lên cao tới 15 m - một độ cao đạt được khi cả trái đất, mặt trăng và mặt trời

    cùng hướng theo một trục: Mặt trăng và mặt trời cùng “hút” nước biển về một hướng. Cứ sau 18,6 năm chu kỳ này lại lặp lại. Ngay cả các đại lục cũng chịu ảnh hưởng của mặt trăng: Hai lần trong một ngày mặt trăng "nâng" chúng cao thêm... 26 cm. Bởi nhấc trọn cả một châu lục mênh mông lên một lúc, nên hiện tượng này con người ít cảm nhận thấy. Nhưng chính các tia laser đặt trên các vệ tinh chuyên dụng đặc biệt đã đo được sự “nhấc lên - hạ xuống” của các lục địa dưới ảnh hưởng của mặt trăng.

    Hiển nhiên mặt trăng cũng đóng vai trò nào đó với động đất và hạn hán. Giới khoa học Mỹ đã nghiên cứu các trận động đất lớn suốt bảy thập niên qua ở vùng Nam California (từ năm 1933-2003), kết quả là chúng thường “trùng” với các kỳ trăng rằm hoặc trăng non, nhất là khi mặt trăng hoạt động mạnh nhất - đỉnh điểm của chu kỳ 18,6 năm nói trên. Thời kỳ hạn hán của các khu vực miền Trung Tây Hoa Kỳ trong khoảng từ năm 1600 - 2000 cũng vậy: Sự khô hạn rơi đúng với chu kỳ trên.

    Còn con người có tới hơn 60% lượng nước trong cơ thể, phải chăng không chịu ảnh hưởng của hiện tượng thủy triều? Tỉ lệ sinh sản của nhân loại cũng tăng lên vào lúc trăng non hoặc rằm. Quan hệ luyến ái cũng có tác động của mặt trăng, người ta thường thích “về đêm” hơn. Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ cũng trùng đúng với tháng âm (28 ngày). Chu kỳ thay đổi thân nhiệt của một người cũng tương ứng đúng với một ngày âm - 24,8 tiếng đồng hồ. Hai bác sĩ Gutman và Osvald ở bệnh viện thuộc Đại học Y Frankfurt (Đức), trong thời gian từ năm 1922-1935 đã phân tích vòng kinh của 10.339 phụ nữ - những người hoàn toàn khỏe mạnh, cho thấy tuyệt đại đa số có chu kỳ kinh nguyệt tương ứng với chu kỳ tháng trăng.

    Các nhà khoa học cũng thấy rõ ảnh hưởng của mặt trăng đối với động vật. Ví dụ điển hình nhất là loài muỗi có tên khoa học Clunioninae, nhỏ cỡ 2 mm. khi ánh trăng rằm tỏa sáng đa số các con cung quăng “bật dậy” tìm bạn tình. Đó là bằng chứng cụ thể về “nhịp điệu sinh học” của chúng do mặt trăng chỉ đạo. Một sinh vật biển khác cũng vậy, có tên khoa học là Eunica Viridis - một loài cá loăng quăng thường thấy trong các vùng biển nhiệt đới, cũng bị mặt trăng tác động giống như loài muỗi trên. Còn loại cá Atherina Hepsetus chỉ đẻ trứng của chúng trên cạn trong những đêm trăng non hoặc trăng rằm. Rõ ràng là chúng ảnh hưởng trực tiếp từ mặt trăng qua nước thủy triều lên - xuống.

      Similar topics

      -

      Hôm nay: 27/4/2024, 1:30 am